Đặc điểm nổi bật của các trò chơi giao dịch thẻ bài chính là các thẻ được phân thành nhiều cấp độ; từ thông dụng đến hiếm, thẻ trung bình đến thẻ bài mạnh. Tìm kiếm và nắm trong tay những thẻ bài hiếm và mạnh mẽ là mục tiêu chung của hầu hết người chơi, nhằm chiến thắng trong các trận đấu TCG hoặc đấu giá những tấm thẻ bài có giá trị. Đã có 8 thế hệ Pokemon được ra mắt, và nhiều cơ chế chơi được chuyển thể thành TCG trong những năm qua. Nổi bật ở thế hệ thứ 8 - Sword and Shield, game thẻ bài Pokemon đã tích hợp cơ chế Dynamax và Gigantamax từ Sword and Shield qua hai thẻ mới là V và VMAX. Bài viết dưới đây GameStop sẽ giúp bạn đọc nắm được cách phân biệt các loại thẻ bài Pokemon theo độ hiếm và các ký hiệu trên thẻ.
Phân loại thẻ bài Pokemon theo độ hiếm (Pokemon TCG Rarity)
-
Thẻ Common/Uncommon/Rare
Thẻ bài Pokemon có nhiều mức độ hiếm khác nhau và các thẻ hiếm không phải lúc nào cũng xuất hiện trong một bộ sưu tập (series). Người chơi có thể nhận biết độ hiếm của thẻ bài (Pokemon TCG Rarity) qua các ký hiệu được in ở phía dưới góc phải hoặc trái của thẻ hay thường được là Pokemon TCG icons. Độ hiếm của thẻ bài Pokemon được phân loại như sau:
- Common (Ký hiệu hình tròn): là thẻ bài thường, không có hiệu ứng in ấn gì nổi bật.
- Uncommon (Ký hiệu hình kim cương/hình thoi): số lượng ít và khó tìm hơn thẻ Common, không có hiệu ứng gì nổi bật.
- Rare (Ký hiệu hình ngôi sao đen): Thẻ hiếm và khó tìm nhất, có thể được dùng để tạo ra nhiều phân loại hiếm khác nhau (Ultra Rare, Secret Rare,…)
- Promo: Thẻ Khuyến mãi, có ký hiệu hình ngôi sao cùng chữ “PROMO”. Những thẻ cụ thể được tặng tại các sự kiện đặc biệt, và không được bán trong các gói Booster Pack.
Các ký hiệu trên thẻ Pokemon TCG Icons
2. Thẻ Holographic/Ultra Rare/Secret Rare
Thẻ bài Pokemon hiếm được phân thành nhiều loại khác, như:
a. Thẻ Pokemon Holographic
- Thẻ Holo Rare: trên thẻ bài có ký hiệu rare (ngôi sao đen) và phần hình ảnh (artwork) trên thẻ được phủ lớp màng nhũ hay còn gọi hologram. Mỗi thẻ Rare Holo sẽ có một thẻ khác giống hệt về cách chơi nhưng có độ hiếm thấp hơn và số sưu tập cũng khác (collector number).
- Thẻ Reverse Holo: trên thẻ bài có ký hiệu rare (ngôi sao đen) và mặt trước thẻ bài, ngoại trừ khung hình vẽ (artwork) đều được phủ màng holo. Thẻ Reverse Holo chỉ thay đổi về hình thức thiết kế thẻ mà không thay đổi độ hiếm hoặc số sưu tập của thẻ. Chính vì thế, thẻ Reverse Holo cũng không có giá trị hơn so với các thẻ thông thường tương tự. Và người chơi đều có 1 thẻ Reverse Holo ở mọi Booster Pack.
b. Thẻ Pokemon Ultra Rare
- Ultra Rare: trên thẻ có ký hiệu rare (ngôi sao đen), phần khung viền của thẻ hoặc khung hình ảnh (artwork) vượt khỏi quy chuẩn. Các thẻ Ultra Rare có hiệu ứng Holographic và các ký tự sau tên Pokemon nhằm chỉ rõ từng loại thẻ Ultra Rare. Thẻ Ultra Rare sở hữu các chỉ số sức mạnh vượt trội, hoặc cơ chế chơi khác biệt theo từng series hoặc Thế hệ ra mắt.
c. Thẻ Pokemon Secret Rare:
Thẻ bài Pokemon Secret Rare là loại thẻ khó kiếm và ít gặp nhất trong TCG. Các thẻ Secret Rare nằm ngoài số lượng thẻ được công bố bộ sưu tập. Vì thế, nếu thấy cụm số bên trái cao hơn số bên phải ở dưới góc trái thẻ bài thì đây chính xác là thẻ bài Secret Rare.
Ví dụ: ở bộ Fusion Strike, ở góc trái bên dưới thẻ bài Latios có cụm số dạng 194/264. Nghĩa là bộ Fusion Strike có 264 thẻ, thẻ Latios có thứ tự 194 trên tổng số thẻ. Tuy nhiên, trong bộ Fusion Strike, người chơi sẽ có cơ hội tìm thấy thẻ Secret Rare Gengar VMAX, có collector number 271/264.
Thẻ Ultra Rare và Secret Rare có các biểu tượng hiếm màu trắng, có thể biến mất trên nền trắng.
Các thẻ Secret Rare có phần hình ảnh (artwork) và hiệu ứng trên thẻ khác biệt với các thẻ đã xuất hiện trước đó. Ngoài ra, Secret Rare còn xuất hiện hai phiên bản là Rainbow Rare và Gold Rare (như hình bên dưới).
- Thẻ Rainbow Rare được ra mắt trong Series Sun and moon, được đánh giá là thẻ khó kiếm và đắt giá nhất trong game, với giá trị lên đến hàng trăm hoặc hàng nghìn USD. Đặc trưng của thẻ Rainbow Rare chính là thẻ bài được phủ lớp giấy bạc 7 sắc cầu vòng thay thế các màu thông thường của thẻ.
- Thẻ Gold Rare hay thường gọi là thẻ Gold là thẻ hiếm được giới thiệu trong các gói Gold Series. Thẻ Gold Rare đặc trưng với mọi chi tiết và khung viền của thẻ có hiệu ứng vàng sáng lấp lánh.
Các loại thẻ bài Pokemon đặc biệt
a. Amazing / Tag Team
- Thẻ bài Pokemon Tag Team là các thẻ tốt và khó tìm nhất trong game được nhiều người săn lùng. Các thẻ này được phát hành cho những giải đấu riêng, và ra mắt lần đầu tiên trong gói thẻ bài Pokemon Team Up. Nhắc đến thẻ bài Pokemon Tag Team, bạn nhất định không thể bỏ lỡ hộp Pokemon TCG 80680 TAG Team Powers Collection Multi ra mắt tháng 3/2020. Người chơi sẽ nhận được ngẫu nhiên 1 thẻ bài Pokemon TCG: TAG TEAM Espeon & Deoxys-GX hoặc Umbreon & Darkrai-GX.
- Thẻ Amazing (Amazing Rare) là một thẻ hiếm khác trong Pokémon TCG, có biểu tượng độ hiếm riêng. Các thẻ này là Legendary hoặc Mythical Pokemon với đòn tấn công gọi là “Amazing” đòi hỏi nhiều loại thẻ Năng lượng và không trùng với các Pokemon trong những series chính. Thẻ bài Pokemon Amazing có dấu hiệu nhận biết qua chữ A ở góc trái phía dưới và phần nền màu cầu vồng hình lăng trụ rực rỡ ở khung artwork.
b. Thẻ bài pokemon V / V STAR / VMAX / V UNION
- Pokemon V (2019 - Current): Các thẻ V Pokemon TCG có chữ V cách điệu ngay sau tên Pokemon. Về lối chơi, thẻ Pokemon V có HP cao và đòn đánh (Attack) mạnh hơn các Pokemon thông thường. Các thẻ V có thể được sử dụng mà không cần Pokemon tiến hóa trước. (Ví dụ thẻ Boltund V Pokemon TCG có thể ra sân mà không cần đến thẻ Yamber được chơi trước. Hoặc người chơi có thể dùng thẻ Crobat V Pokemon TCG mà không cần thẻ Zubat và Golbat được chơi trước). Khi thẻ V bị Knock-out, người chơi sẽ bị mất 2 thẻ thưởng.
- Thẻ VMAX: Xuất hiện trong bản mở rộng Sword and Shield, thẻ Pokemon VMAX tái hiện cơ chế Khổng lồ hóa (Dynamax) và Khổng lồ kèm biến đổi hình dạng (Gigantamax). Trong game TCG, các thẻ bài VMAX được đặt trên các thẻ Pokemon V để giúp thực hiện tiến hóa nhằm đạt được sức mạnh và Ability mới.
- Pokemon TCG V STAR: Thẻ bài Pokemon VSTAR TCG tiến hóa từ Pokemon V. Mỗi Pokemon VSTAR có sức mạnh khác nhau, và người chơi chỉ có thể sử dụng 1 thẻ VSTAR cho mỗi trận. Thế mạnh của lá bài V STAR Pokemon TCG năm ở đòn đánh (Attack) và Khả năng (Ability). Ngoài ra, thẻ VSTAR còn có chỉ số HP cao và độ sát thương của đòn đánh cao, và người chơi sẽ mất 2 thẻ thưởng nếu bị Knock-out. Người chơi có thể tìm thấy các thẻ VSTAR trong bản mở rộng hoặc các bộ sưu tập đặc biệt như Pokemon TCG Q2 V Star Premium Collection.
- Thẻ V Union Pokemon TCG là Pokemon được tạo thành từ 4 thẻ bài để trở thành Pokemon lớn, cực mạnh, có nhiều khả năng và đòn tấn công linh hoạt và mạnh mẽ. V-UNION thường được gọi là bộ thẻ bài Pokemon TCG 4 card bởi chỉ có thể sử dụng khi bạn đã có đủ 4 thẻ gộp thành. Các thẻ V Union Pokemon TCG được bán trong các hộp đặc biệt và không xuất hiện trong Boost Pack. Hiện có 3 phiên bản V Union gồm: Mewtwo V-UNION; Zacian V Pokemon TCG; Greninja V-UNION.
c. Thẻ bài Pokemon TCG A / B / C / D
Các thẻ bài từ Dòng Sword & Shield đều có một chữ cái ở góc dưới bên trái được gọi là Regulation Mark. Các dấu hiệu này sẽ xác định những thẻ nào được phép sử dụng ở giải đấu trong tương lai. Đối với mùa giải 2021, tất cả các thẻ Pokemon TCG D symbol đều hợp pháp để sử dụng trong các giải đấu. Bên cạnh đó, theo PokeGuardian, bên cạnh ký hiệu “D”; người chơi còn có thể gặp các thẻ Pokemon TCG C, A hoặc B tại vị trí tương tự. Theo đó:
- Regulation Mark A = Sun & Moon Base Set đến Crimson Invasion
- Regulation Mark B = Ultra Prism đến Lost Thunder
- Regulation Mark C = Team Up đến Cosmic Eclipse
- Regulation Mark D = Sword & Shield TCG đến future Sword & Shield TCG sets
d. Thẻ bài năng lượng Basic/Special
Thẻ Năng lượng / Energy Card được xem là một trong các thẻ vật phẩm - Pokemon TCG Item cards, là lá bài cần thiết để Pokemon có thể thực hiện Tấn công (Attack) hoặc Chiêu thức của mình. Bên cạnh thẻ bài nhân vật Pokemon, các thẻ Trainer và Energy được phân biệt theo cách tương tự. Các thẻ Pokemon TCG Energy Types được phân loại theo Hệ Pokemon và mức độ hiếm (Rarity). Hiện tại có hai loại thẻ Năng lượng khác nhau: Cơ bản (Basic) và Đặc biệt (Special). Thẻ năng lượng cơ bản gồm 9 thẻ Năng lượng cùng hệ với Pokemon, gồm: Grass; Fire; Water; Lightning; Psychic; Fighting; Darkness; Metal; Fairy. Các thẻ Pokemon TCG Types Special như Double Colorless Energy; Rainbow Energy; v.v
Lời kết
Với những ai chỉ vừa gia nhập game thẻ bài thì việc nạp hết các kiến thức và luật chơi mà Pokemon đã phát triển suốt 25 năm qua thật không hề đơn giản. Hy vọng những kiến thức mà GameStop chia sẻ trên đây có thể giúp bạn đọc hiểu thêm về cách phân loại các thẻ bài Pokemon theo mức độ hiếm (rarity); cơ chế tiến hóa (Mega/Gigamax/Gigantamax) và các tấm thẻ đặc biệt không được công bố chính thức. Đừng quên theo dõi GameStop để nhận nhiều thông tin hữu ích về thế giới game thẻ bài Pokemon bạn nhé. Liên hệ với GameStop để đặt mua các sản phẩm thẻ bài Pokemon chính hãng nhanh chóng qua hotline 0906633281 hoặc mua sắm trực tiếp tại cửa hàng GameStop ở địa chỉ Chung cư Petro Land, 69 Mai Chí Thọ, An Phú, Quận 2, TPHCM.